Search This Blog

Friday, 28 December 2018

023 Ngày tháng




[bài 023] (Mạn thuật 1/14)

Ngày tháng kê khoai những sản hằng,
Tường đào ngõ mận ngại thung thăng.
Ðạo ta cậy bởi chân non khỏe,
Lòng thế tin chi mặt nước bằng.
Đìa cỏ được câu ngâm gió,
Hiên mai cầm chén hỏi trăng.
Thề cùng viên hạc trong hai ấy,
Thấy có ai han chớ đãi đằng.


Chú thích
 

(023.2) tường đào ngõ mận: ông Địch Nhân Kiệt 狄仁傑 hay tiến cử người hiền, nên đời khen là "đào lý tại công môn" 桃李在公門 nghĩa là người hiền đều ở cửa ông ấy cả. Nay gọi các kẻ môn hạ là môn tường đào lý 門牆桃李 là do nghĩa ấy (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu).
(023.3) chân non khỏe: chân núi vững chắc. Khổng Tử 孔子 : Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn 知者樂水,仁者樂山 (Người trí thích nước, kẻ nhân thích núi). Ðạo cậy về nhân (như chân núi vững chắc), lòng người khó tin (như mặt nước phẳng lặng).
(023.5) đìa cỏ: Tạ Huệ Liên 謝惠連 (394-430) lên 10 tuổi đã nổi tiếng văn hay. Anh họ Tạ Huệ Liên là Tạ Linh Vận 謝靈運 (385-433) nói "Chỉ đứng trước mặt Huệ Liên là được câu hay". Một hôm, cả ngày tìm tứ thơ mà không được gì, chợt nhớ đến Huệ Liên thì nghĩ ra câu đắc ý: Trì đường sinh xuân thảo 池塘生春草 (Bờ ao sinh cỏ xuân).
(023.5) câu ngâm gió: Tạ Ðạo Uẩn 謝道韞 có câu thơ tả tuyết rơi rất nổi tiếng: Liễu nhứ nhân phong khởi 柳絮因風起 (Bông liễu bay khi gió nổi).
(023.6) cầm chén hỏi trăng: Lý Bạch李白 trong bài Bả tửu vấn nguyệt 把酒問月 (Nâng chén rượu hỏi trăng) có câu: Thanh thiên hữu nguyệt lai kỉ thì, Ngã kim đình bôi nhất vấn chi 青
天有月來幾時,我今停杯一問之 (Trời xanh có trăng tự thuở nào, Ta nay dừng chén thử hỏi).
(023.7) viên hạc: vượn và hạc. Dương Hựu, đời Tống, chỉ thích đọc sách ngâm thơ, làm bạn với vượn và hạc.



ed 20230125 dtk


Wednesday, 26 December 2018

022 Bốn mươi




[bài 22] (Ngôn chí 21/21)

Chẳng hay rắp rắp đã bốn mươi,
Ngày tháng bằng thoi một phút cười.
Thế sự người no ổi tiết bảy,
Nhân tình ai cúc mồng mười.
Thuyền chèo đêm nguyệt sông biếc,
Cây đến ngày xuân lá tươi.
Phú quý chẳng tham thanh tựa nước,
Lòng nào vạy mỗ hơi hơi.


Chú thích

(022.4) : <từ cổ> quan tâm đến, đoái đến (xem J. F. M. Génibrel ỏ: dédaigner, ne faire aucun cas de).

Ngẫm ngợi

Nguyễn Trãi (1380-1442) lên 40 tuổi năm 1420, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh, dưới quyền lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi trong 10 năm trời (1418-1427), đưa đến thành công. Nguyễn Trãi là người viết bài Bình Ngô đại cáo
(...)
Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khóa liễm vét không sơn trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu; nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc, nheo nhóc thay! quan quả điên liên! Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi.
Ðộc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay! nước bể khôn rửa sạch mùi,
Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được. 








































Tuesday, 25 December 2018

021 Dấu người đi




[bài 21] (Ngôn chí 20/21)

Dấu người đi la đá mòn,
Ðường hoa vướng vất trúc lòn.
Cửa song dãi xâm hơi nắng,
Tiếng vượn vang kêu cách non.
Cây rợp tán che am mát,
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.
Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con.



Chú thích

(021.1) la đá: âm cổ của "đá".













Sunday, 23 December 2018

020 Ngày nhàn






[bài 20] (Ngôn chí 19/21) 

Nẻo có ăn thì có lo,
Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho.
Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch,
Ðêm vắng tìm mai bạn Lão Bô.
Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc,
Cho hay đường lợi cực quanh co.
Tuồng nay cốc được bề hơn thiệt,
Chưa dễ bằng ai đắn với đo.


Chú thích

(020.3) Chu Dịch : Tên bộ sách cổ của Trung Hoa, do Phục Hi chế ra các quẻ, Chu Văn Vương soạn Hệ Từ , Khổng Tử viết phần Thập Dực . Nội dung khảo sát sự biến hóa tự nhiên, thiên văn khí tượng. Các bậc đế vương thời cổ dùng trong việc chính trị, bói toán. Tới Khổng Tử trở thành sách triết học cơ bản của nhà Nho. Sách này còn có tên là Dịch Kinh hay Hi Kinh .
(020.4) Lão Bô: Lâm Bô (967-1028), tự Quân Phục , thụy Hòa Tĩnh , người Bắc Tống đất Tiền Ðường . Suốt đời không làm quan, không lấy vợ, ở ẩn tại núi Cô Sơn vùng Tây Hồ 西, thích làm thơ, trồng mai, nuôi hạc. Người đời xưng là Mai thê hạc tử . Nguyễn Trãi trong bài 81 (Quốc Âm Thi Tập) có câu Mai Lâm Bô đâm được câu thần.
(020.7) cốc: <từ cổ> hiểu, biết.










Wednesday, 19 December 2018

019 Một thuyền câu




[bài 19] (Ngôn chí 18/21)

Thương Lang mấy khóm một thuyền câu,
Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu.
Nguyệt mọc đầu non kình dõi tiếng,
Khói tan mặt nước thận không lầu.
Giang sơn dạm được đồ hai bức,
Thế giới đông nên ngọc một bầu.
Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa,
Vui xưa chẳng quản đeo âu.

Chú thích


(19.1) Thương Lang : Tên sông. Khuất Nguyên (343-? trước CN) trong bài Ngư phủ có câu Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh, Thương Lang chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc (Nước sông Thương Lang trong hề, có thể giặt dải mũ của ta, Nước sông Thương Lang đục hề, có thể rửa chân ta).
(19.3) kình : Theo truyền thuyết, bồ lao là tên một loài thú ở biển, rất sợ cá kình, khi bị cá kình đánh thì rống lên. Làm chày nện chuông hình cá kình để chuông kêu lớn.
(19.4) thận : Một tiếng gọi tóm cả các loài sò hến. Ánh sáng soi bể giọi lên trên không thành ra lâu đài tráng lệ, muôn hình ngàn trạng. Ngày xưa cho là vì con sò thần nó hóa ra và gọi là thận lâu hải thị chợ biển lầu thận, chỉ cảnh tượng hư ảo.
(19.7) Văn Chính : Tên thụy của Phạm Trọng Yêm (989-1052); có câu: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (Nhạc Dương Lâu kí ) (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).























Friday, 23 November 2018

018 Dưỡng tính ta





[bài 18] (Ngôn chí 17/21)

Đột xung biếng tới áng can qua,
Địch lều ta dưỡng tính ta.
Song viết hằng lề phiến sách cũ,
Hôm dao đủ bữa bát cơm xoa.
Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc,
Ngày vắng chim kêu cuối cụm hoa.
Quân tử hãy lăm bền chí cũ,
Chẳng âu ngặt chẳng âu già.


Chú thích 

(018.4) hôm dao: hôm mai.
(018.4) xoa: <từ cổ> (cơm gạo) đen, hẩm. Trái với "bạc": trắng.





















Wednesday, 21 November 2018

017 Ẩn cả





[bài 17] (Ngôn chí 16/21)

Tham nhàn lánh đến giang san,
Ngày vắng xem chơi sách một an.
Am rợp chim kêu hoa xảy động,
Song im hương tịn khói sơ tàn.
Mưa thu rưới ba đường cúc,
Gió xuân đưa một luống lan.
Ẩn cả lọ chi thành thị nữa,
Nào đâu là chẳng đất nhà quan.


Chú thích

(017.4) tịn: <từ cổ> hết.
 (017.7) ẩn cả: ẩn bậc cao. Tiểu ẩn ẩn lăng tẩu, đại ẩn ẩn triều thị , Người ở ẩn bậc thấp, cần phải ở nơi hương dã tĩnh mịch, trong khi người ẩn bậc cao, ở ngay nơi triều đình phố chợ cũng được.




































Sunday, 18 November 2018

016 Am cao thấp




[bài 16] (Ngôn chí 15/21)

Am cao am thấp đặt đòi tầng,
Khấp khểnh ba làn trở lại bằng.
Quét trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng.
Phần du lẽo đẽo thương quê cũ,
Tùng cúc bù trì nhớ việc hằng.
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng.


Chú thích

(016.5) Phần du : Cây phần (cây du du). Đời xưa mới lập nên một làng nào đều trồng một thứ cây thổ ngơi để làm ghi. Phía đông ấp phong nhà Hán có làng Phần Du (làng vua Hán Cao Tổ), đời sau nhân thế gọi làng mình là phần du. Cũng như "tang tử" (Hán Việt Tự Điển, Thiều Chửu). 
(016.5) lẽo đẽo: <âm cổ là "lịu điệu"> đeo bám mãi, không dứt ra được (xem: Trần Trọng Dương, Huình Tịnh Của).


























015 Dạy láng giềng





[bài 15] (Ngôn chí 14/21)

Vừa sáu mươi dư tám chín thu,
Lưng gầy da sảy tướng lù cù.
Lâm tuyền thanh vắng bạn Sào Hứa,
Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khổng Chu.
Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc,
Căn lều cỏ đội đức Ðường Ngu.
Tơ hào chẳng có đền ơn chúa,
Dạy láng giềng mấy sĩ Nhu.



Chú thích

(015.3) Sào : Sào Phủ ẩn sĩ đời Ðường Nghiêu , không màng danh lợi.
(
015.3) Hứa : Hứa Do ẩn sĩ, vua Ðế Nghiêu muốn nhượng thiên hạ, không nhận. Vua Nghiêu lại muốn vời làm quan, bỏ đi rửa tai ở sông Dĩnh
(
015.4) Khổng : (551-497 trước CN) người đời Xuân Thu nước Lỗ , tên Khâu tự Trọng Ni Làm quan nước Lỗ, chu du liệt quốc, soạn kinh điển, hậu thế tôn là Chí thánh tiên sư , cũng xưng là Khổng Tử
(
015.4) Chu : Chu Công (?-1105 trước CN) tôn thất nhà Chu, giúp các vua nhà Chu dẹp loạn, trị nước, chế lễ nhạc. Còn gọi là Chu Ðán hay Cơ Ðán
(015.5) xoa: <từ cổ> (cơm gạo) đen, hẩm. Trái với "bạc": trắng. 
(015.6) Ðường : Ðào Ðường , quốc hiệu vua Nghiêu , vua thánh, đời thái bình thịnh trị.
(
015.6) Ngu : Ngu Thuấn , vua thánh thời thượng cổ, chí hiếu, còn xưng là Ðại Thuấn hoặc Hữu Ngu Thị


















Sunday, 4 November 2018

014 Tà dương




[bài 14] (Ngôn chí 13/21)

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu,
Thế giới đông nên ngọc một bầu.
Tuyết sóc treo cây điểm phấn,
Quỹ đông dãi nguyệt in câu.
Khói trầm thủy quốc quyên phẳng,
Nhạn triện hư không gió thâu.
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,
Trời ban tối ước về đâu.



Chú thích

(014.1) hồng: chữ Nôm ở đây: (âm "hồng"); "hồng lâu" = lầu son (nhà giàu sang). Bản B ghi: "giang lâu" (lầu trên sông).
(014.4) nguyệt in câu: trăng in hình lưỡi liềm.
(014.3) tuyết sóc : tuyết phương bắc.















Friday, 2 November 2018

012 Cỏ xanh





[bài 12] (Ngôn chí 11/21)

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân,
Trúc rợp hiên mai quét tục trần.
Nghiệp cũ thi thư hằng một chức,
Duyên xưa hương hỏa tượng ba thân.
Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt,
Ðỗ Phủ thơ nên bút có thần.
Nợ quân thân chưa báo được,
Hài hoa còn bện dặm thanh vân.


Chú thích

(012.4) ba thân: Tam thân Chỉ ba loại thân của một vị Phật, theo quan điểm Ðại thừa Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật – như Ngài đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hóa, tiếp độ chúng sinh – chính là biểu hiện của sự Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Ba thân gồm:
1. Pháp thân : là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như , là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp , là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy.
2. Báo thân , cũng được dịch là Thụ dụng thân : chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ
3. Ứng thân , cũng được gọi là Ứng hóa thân hoặc Hóa thân: là thân Phật xuất hiện trên trái đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người.
(Xem http://daouyen.com/)
Có thể hiểu theo nghĩa "ba sinh". Ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là: Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Theo Cam Trạch Dao : Lý Nguyên đời Đường cùng sư Viên Quan đến chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà gánh vó đi lấy nước giếng. Viên Quan nói: Bà đó là nơi thác thân của tôi, 12 năm sau tôi sẽ gặp lại bác tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu. Đêm hôm đó Viên Quan mất. 12 năm sau, Lý Nguyên tìm đến nơi đã hẹn, gặp một đứa trẻ chăn trâu hát rằng: Tam sinh thạch thượng cựu linh hồn... thử thân tuy dị tính trường tồn ... (Linh hồn cũ gửi lại ở đá ba sinh, ... thân này tuy khác nhưng tính vẫn còn mãi như xưa). Lý Nguyên biết đứa trẻ chăn trâu đó chính là Viên Quan. Duyên nợ ba sinh: Duyên nợ với nhau trong cả 3 kiếp.
Kiều:
Vì chăng duyên nợ ba sinh.
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.

(012.5) Nhan Uyên : (521-490 trước CN) học trò Khổng Tử , sống thanh bạch cơm một giỏ nước một bầu.
(012.6) Ðỗ Phủ : (712-770) thi hào đời Ðường có câu Ðộc thư phá vạn quyển, Hạ bút như hữu thần ,
(Tặng Vi Tả Thừa trượng ) Đọc sách rách bung cả vạn cuốn, Hạ bút như có thần.


Thursday, 1 November 2018

011 Lòng ngoài thế



[bài 11] (Ngôn chí 10/21)

Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thầy,
Có thân chớ phải lợi danh vay.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ cây.
Cây rậm chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Nừng một ông này đẹp thú này.












010 Sang cùng khó





[bài 10] (Ngôn chí 9/21)

Sang cùng khó bởi chưng trời,
Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi.

Rửa lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, rãnh mồng tơi.
Liêm cần tiết cả, tua hằng nắm,
Trung hiếu niềm xưa, mựa nỡ dời.
Con cháu chớ hiềm song viết ngặt,
Thi thư thực ấy báu ngàn đời.



Chú thích

(010.3) núc nác: cây núc nác, dùng làm thuốc giải nhiệt.




















Wednesday, 31 October 2018

009 Túi thơ bầu rượu




[bài 9] (Ngôn chí 8/21)

Túi thơ bầu rượu quản xênh xang,
Quẩy dụng đầm hâm mấy dặm đàng.
Ðài Tử Lăng cao, thu mát,
Trương Khiên nhẹ, khách sang.
Tằm ươm lúc nhúc, thuyền đầu bãi,
Hàu chất so le, cụm cuối làng.
Ngâm sách Thằng chài trong thuở ấy,
Tiếng trào dậy khắp Thương Lang.


Chú thích
 

(009.3) Tử Lăng : Tên tự của Nghiêm Quang bạn học thuở trẻ của Hán Quang Vũ Khi Quang Vũ lên ngôi vua, Nghiêm Quang về ở ẩn, cày ruộng ở miền núi Phú Xuân
(009.4) Trương Khiên : (?-114 trước CN) thời Võ Ðế cỡi bè đi sứ Tây Vực 西
(009.8) Thương Lang : Khuất Nguyên (343-? trước CN) trong bài Ngư phủ có câu Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh, Thương Lang chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc
















Tuesday, 30 October 2018

008 Cơm trời áo cha




[bài 8] (Ngôn chí 7/21)

Ðã mấy thu nay để lệ nhà,
Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha.
Một thân lẩn quất đường khoa mục,
Hai chữ mơ màng việc quốc gia.
Tài lẹt lạt nhiều nên kém bạn,
Người mòn mỏi hết phúc còn ta.
Quân thân chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ cơm trời áo cha.













007 Trường ốc




[bài 7] (Ngôn chí 6/21)

Trường ốc ba thu uổng mỗ danh,
Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh.
Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử,
Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh.
Án sách cây đèn hai bạn cũ,
Song mai hiên trúc một lòng thanh.
Lại mừng nguyên khí vừa thịnh,
Còn cậy vì hay một chữ đinh.



Chú thích

(007.4) lục kinh: sáu bộ kinh điển chính của nhà Nho: kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, kinh Xuân Thu, kinh Lễ và kinh Nhạc.









Monday, 29 October 2018

006 Làm người




[bài 6] (Ngôn chí 5/21)

Làm người chẳng có đức cùng tài,
Ði nghỉ đều thì kém hết hai.
Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn,
Thanh nhàn án sách hãy đeo đai.
Dễ hay ruột bể sâu cạn,
Khôn biết lòng người vắn dài.
Sự thế dữ lành ai hỏi đến,
Bảo rằng ông đã điếc hai tai.










005 Giũ bụi lầm




[bài 5] (Ngôn chí 4/21)

Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm,
Giơ tay áo đến tùng lâm.
Rừng nhiều cây rợp, hoa chầy động,
Ðường ít người đi cỏ gấp xâm.
Thơ đới tục hiềm câu đới tục,
Chủ vô tâm ỷ khách vô tâm.
Trúc thông hiên vắng trong khi ấy,
Nừng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm.


 



Chú thích

(005.2) tùng lâm: rừng rậm, cây mọc từng bụi gọi là tùng. Gọi chùa là tùng lâm vì xưa Phật tổ thuyết pháp thường ở các nơi rừng rậm vắng vẻ sạch sẽ, cho tăng chúng tiện chỗ tu hành (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu).
(005.8) nừng: <từ cổ> ít, chỉ, chỉ có (xem: Trần Trọng Dương).














004 Am trúc




[bài 4] (Ngôn chí 3/21)

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt,
Ðất cày ngõ ải rãnh ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.

Chú thích


(004.5) đìa: <từ cổ> ao (xem: Trần Trọng Dương). 
(004.6) rãnh: <từ cổ> luống (xem: Trần Trọng Dương).











Sunday, 28 October 2018

003 Tiết trượng phu




[bài 3] (Ngôn chí 2/21)

Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu,
Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho.
Chà mai đêm nguyệt dậy xem bóng,
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu.
Dưới công danh đeo khổ nhục,
Trong dại dột có phong lưu.
Mấy người ngày nọ thi đỗ,
Lá ngô đồng thuở mạt thu.


Chú thích

(003.1) lảo thảo: lơ là, chểnh mảng, không chú ý (xem: Paul Schneider, Trần Trọng Dương).
(003.3) chà mai: nhánh mai, cành mai. Trong tự điển J.F.M. Génibrel có chữ chà (mộc 木 + trà 茶) nghĩa là cành, nhánh (branches, broutilles, rameau). Bản Nôm ở đây dùng chữ này: 茶.






















Thursday, 25 October 2018

Mục Lục















002 Có một niềm



[bài 2] (Ngôn chí 1/21)

Thương Chu kiện cũ các chư đôi,
Xá lánh thân nhàn thuở việc rồi.
Gội tục trà thường pha nước tuyết,
Tìm thanh trong vắt tiện trà mai.
Chim kêu hoa nở ngày xuân tịnh,
Hương lụi cờ tàn tiệc khách thôi.
Bui có một niềm chăng nỡ trễ,
Ðạo làm con lẫn đạo làm tôi.

Chú thích
 

(002.1) kiện: chữ Nôm ở đây , đọc âm "bạn" có phần không hợp nghĩa; ghi âm "kiện" (theo Paul Schneider, Trần Trọng Dương...), tương tự như câu 4 trong bài 058: "Nên chăng đành lẽ kiện () Thương Chu".
(002.7) bui: chỉ, chỉ có.